Các loại gỗ thông dụng thường dùng trong trang trí nội thất

Các loại gỗ thông dụng thường dùng trong trang trí nội thất

Ngày nay, gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến rất đa dạng trong ngành trang trí nội thất từ văn phòng, nhà dân, biệt thự, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện… Gỗ công nghiệp gồm 2 nhóm chính: MDF và MFC.

1. Gỗ MFC và gỗ MDF:

1.1 Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC viết tắt của cụm từ “Melamine Faced Chipboard”.

  • Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ.
  • Có hai loại chính là MFC chống ẩm và MFC thường.
  • Gỗ MFC có hơn 130 màu sắc phong phú, bao gồm cả hoa văn vân gỗ, màu giả đá, màu đơn sắc… phù hợp với hầu hết các không gian kiến trúc hiện đại, như nội thất dân dụng, giường, tủ, bếp,… mang phong cách trẻ trung, sang trọng được đa số người dùng ưa chuộng.
  • Gỗ MFC có khả năng chịu lực tốt, đặc biệt là lực thẳng đứng. Thêm vào đó, bề mặt Melamine có tác dụng chống trầy xước, chống mài mòn hiệu quả, giúp đồ nội thất được bền lâu và có tính thẩm mỹ cao.
  • Bên cạnh đó gỗ MFC còn rất thân thiện với môi trường, đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.

1.2 Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là tên gọi viết tắt của cụm từ ” Medium Density Fiberboard”

  • Tương tự với MFC, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.
  • Bề mặt MDF có độ phẳng nhẵn, có thể ép các tấm vật liệu phủ bề mặt như Melamine, Laminate, sơn màu hoặc dán thêm lớp Veneer xoan đào, sồi, Ash,… mang lại vẻ đẹp hoàn hảo không thua gì gỗ tự nhiên.
  • Có hai loại chính là MDF chống ẩm và MDF thường.
  • Được ứng dụng để thiết kế các sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng, trường học… Riêng ván chống ẩm thường được sử dụng trong phòng bếp hoặc những không gian có độ ẩm cao.
  1. Độ bền
  • Gỗ MFC và MDF đều có độ bền tốt. Do được sản xuất từ quy trình kỹ thuật cao, độ xử lý nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng nên gỗ thành phẩm có độ cứng tương đối, khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định. Chất liệu gỗ cứng nên khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó.
  1. Độ chịu lực
  • Gỗ MFC và MDF có độ chịu lực tương đối. Vì được kết hợp từ các dăm gỗ với keo và chất phụ gia nên độ chịu lực không cao như gỗ tự nhiên. Riêng với loại gỗ MFC chống ẩm thường có độ chịu lực cao hơn, khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.
  1. Độ chống ẩm
  • Gỗ MFC và MDF loại thường đều có khả năng chống ẩm kém, dễ bị bung nở khi gặp nước. Tuy nhiên, cả hai loại gỗ này đều có loại chống ẩm tốt dành riêng cho các hạng mục ngoài trời hoặc dùng cho những vị trí có độ ẩm cao. Các đồ nội thất bằng gỗ MFC và MDF đặt ở vị trí khô ráo thường có thời gian sử dụng được khá lâu dài.
  1. Tính thẩm mỹ
  • Gỗ MFC và MDF đều có bảng màu phong phú đa dạng với 80 màu. Bề mặt có thể được chọn phủ sơn Pu hoặc phủ melamine hoặc verneer, sơn bóng đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao.
  1. Những ưu điểm khác
  • Có khả năng chống mối mọt tốt, không bị cong vênh, có độ chịu va đập tương đối. Bề mặt phủ sơn bóng nên chống trầy xước, giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm khi dùng lâu dài.
  • Chống bám bụi tốt, bền màu cùng thời gian và dễ vệ sinh, lau chùi khi bám bẩn chỉ bằng chiếc khăn ẩm.
  • Dễ gia công nên chất liệu gỗ công nghiệp dễ dàng tạo kiểu, tạo hình, thiết kế thành những sản phẩm có kiểu dáng đa dạng, phong phú.
  • Có giá thành rất hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
  1. Nhược điểm của hai loại gỗ MDF và MFC
  • Chịu nước kém,
  • Không thực hiện được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên,
  • Độ dẻo dai hạn chế.